CÁCH CHỌN KÍCH THƯỚC CỬA THEO PHONG THỦY

Dân gian thường có câu: “Chọn đất mà ở”, “Gần nước hướng về mặt trời”. Từ đó chúng ta rút ra được những kinh nghiệm để tránh những điều kiêng kỵ khi xây nhà hay sắp xếp phong thuỷ trong nhà sao cho phù hợp. Kích thước cửa cũng là một trong những điểm mà gia chủ thường dựa theo phong thủy. Vì vậy, bài viết hôm nay, Minh Khôi sẽ giới thiệu về cách chọn kích thước cửa theo phong thủy. 
 

1. Kích thước cửa cổng theo phong thuỷ

Khi nào cổng có xà ngang thì mới theo kích thước địa lý còn không có thì không cần phải tuân theo kích thước quy định.

Kích thước cửa theo phong thủy theo tuổi chủ nhà đối với cửa cổng rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và phong thủy ngôi nhà.

Người xưa thường có câu nhà cao cửa rộng. Khi lựa chọn cửa nhà cần đảm bảo sự cân đối với cửa chính. Nếu cổng nhà quá lớn, quá rộng sẽ khiến luồng khí trong nhà bị ly tán. Còn nếu cổng nhà quá nhỏ lại khiến cho khí của ngôi nhà không được nạp vào nhiều.

2. Kích thước cửa sổ theo thước lỗ ban phong thủy

Theo thước lỗ ban thì mép dưới cùng cửa sổ phải cao hơn sàn nhà ít nhất là 83 cm và không nên cao quá 2.2m.

Đối với cửa sổ2 cánh thì các bạn có thể lựa chọn các kích thước sau: Chiều cao cửa sổ: 1.28 – 1.33 – 1.34 – 1.44 – 1.53 (m).

Chiều rộng cửa sổ: 0.88 – 0.89 – 1.05 – 1.06 – 1.08 – 1.09 (m).

3. Kích thước cửa đi thông thường

Kích thước tương đương của loại cửa này khi tính cả khuôn là: Chiều rộng có kích thước từ 118-138-162-185cm, vì là cửa có khuôn nên tính kích thước chiều rộng của cánh cửa phải trừ đi 4,5cm khuôn bên phải và 4,5cm khuôn bên trái sẽ ra được kết quả chính xác nhất.

Kích thước cửa tính theo tuổi chủ nhà


4. Cửa có hai cánh lệch nhau

Một số kiến trúc của các ngôi nhà ở chung cư yêu cầu làm cửa lệch. Kích thước phổ biến cho loại cửa này thường được tình bằng chiều cao x chiều rộng.

Kích thước cửa theo phong thủy cụ thể được nhiều người sử dụng là 212×109. Đây là số đo chuẩn mà các nhà kiến trúc sư sử dụng để thiết kế cửa nhà. Từ đó kích thước chiều rộng của 2 cánh cửa tương ứng là 69+40cm.
 

5. Kích thước cho 2 cửa đi cân bằng

Nhà làm cửa đi mở hai cánh thường có thiết kế cân. Kích thước phong thủy phổ biến cho loại của này được chia thành nhiều trường hợp.

Với khuôn cửa dày 4,5cm kích thước cửa cụ thể là:

- Rộng: 109cm+ 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 118 m
- 126 cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 138cm
- 153 cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 162cm
- 176ccm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải =  185cm
- Dài: 212cm + 4,5cm bên trên = 216,5cm

Với khuôn cửa dày 6 cm kích thước cửa cụ thể là:

- Rộng: 109cm+ 6cm bên trái + 6cm bên phải = 121cm
- 126cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 138cm
- 153cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 165cm
- 176cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 188cm
- Dài: 212cm + 6cm bên trên = 218cm

6. Kích thước cửa chính 4 cánh bằng nhau

Kích thước cửa đi chính 4 cánh bằng nhau đẹp nhất sẽ được tính như sau: Với khuôn cửa dày 4.5cm, kích thước chiều rộng cửa tính cả khuôn trái khuôn phải sẽ là 245-264-271-291-350-369cm, và kích thước chiều dài tính cả khuôn trên là 216.5cm
 

7. Kích thước cửa chính 2 cánh bằng nhau

Khuôn cửa dày 4.5 cm thì chiều rộng cửa có kích thước là 1180 – 1380 – 1620 – 1850 mm và chiều cao là 2165mm.
 

8. Kích thước cửa chính 4 cánh không đều nhau

Với khuôn dày 4.5 cm, kích thước chiều rộng 1850-2200mm (trừ 45mm khuôn trái, 4.5mm khuôn phải), chiều cao là 216.5 cm (trừ 4.5 khuôn bên trên).

Với khuôn dày 6 cm, kích thước chiều rộng là 1880-2240mm (trừ 6cm khuôn trái và 6cm khuôn phải), chiều cao là 2180mm (trừ 6cm khuôn trên).
9. Kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy

Kích thước phù hợp với nội thất nhà vệ sinh, phòng tắm cũng như phong thủy là cao từ 1,90 – 2,10 – 2,30m và rộng 0,68 – 0,82 – 1,02 mét. 

Kích thước cửa hợp phong thủy cần lưu ý một vài điểm cơ bản sau đây: 

– Các loại cửa tính ngoài vào vào trong nên thiết kế thu nhỏ dần đều cho phù hợp.

– Kích thước cửa theo phong thủy phải tương thích với tổng thể ngôi nhà, với từng phòng. Không nên quá to hoặc quá nhỏ để đảm bảo đem lại vượng khí tốt nhất cho gia chủ.

– Lưu ý các cửa nên bố trí lệch nhau, không nên tạo thành một đường thẳng. Cửa bếp không đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh.

– không nên đặt thẳng với miệng bếp, vị trí đặt bếp ga, bếp điện hay bếp lò,… đặc biệt kiêng kỵ cửa ngáng cửa.

– Nhiều nhà ống hiện nay mắc lỗi thiết kế với cửa ra vào đặt ở cuối hành lang dài, việc này dễ dẫn đến thế nguồn năng lượng tốt vào nhà di chuyển nhanh hơn từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, vận may sự thăng tiến trong công việc của những thành viên trong gia đình.

– Cửa sau lưu ý không được lớn hơn cửa trước và không nên có quá nhiều cửa cho một hành lang nhỏ

Bài viết liên quan

090.318.6352
0981.217.882